Home » » Biển rộng nhất thế giới

Biển rộng nhất thế giới

Biển rộng nhất thế giới

Xem thêm: Rộng nhất thế giới

Đại dương chiếm tới hơn 70% diện tích bề mặt Trái đất, trong đó Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. Thể tích nước biển trên toàn Trái đất vào khoảng 1,322 tỷ km3 khối với độ sâu trung bình là 3.682,2 m. 

Thái Bình dương - (166.266.877 km2)



 Thái Bình dương là đại dương lớn nhất thế giới, nằm giữa Nam Đại dương, Châu Á, Australia và toàn bộ phần lục địa phía Tây của Bắc Bán cầu. Thái Bình dương có diện tích gấp đôi Đại Tây dương và cũng là đại dương “già” nhất hành tinh.

Điểm thấp nhất trên Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở độ sâu 10.911 m (35,797 ft). Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4.028~4.188 m (14,000 ft).
Thái Bình Dương bao gồm khoảng 25.000 đảo, đa số các đảo tập trung ở phía nam xích đạo. Nếu tính cả các đảo ngầm thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều.


Thái Bình dương do nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt tên vào năm 1520 trong đó từ “pacific” trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “an bình”. Tuy nhiên một số khu vực của Thái Bình Dương mà điển hình là “Vành đai lửa” lại có hoạt động động đất và núi lửa dữ dội nhất thế giới với khoảng 81% các trận động đất lớn nhất thế giới xảy ra tại đây.

 Đại Tây dương - (86.505.603 km2)


Đây là đại dương lớn thứ 2 thế giới, bao phủ 21% bề mặt Trái Đất. Đại Tây dương là đại dương có “tuổi đời” trẻ nhất trong các đại dương, được hình thành từ kỷ Jura (khoảng 150 tới 200 triệu năm trước).
Các địa hình cơ bản của đại dương này là sống núi giữa đại dương có tên là sống núi giữa Đại Tây Dương.
Sống núi giữa Đại Tây Dương chia Đại Tây Dương thành hai rãnh lớn với độ sâu từ 3.700–5.500 mét
Đáy dại dương được cho là tương đối bằng phẳng bao gồm các đồng bằng biển thẳm, rãnh, núi dưới biển, bồn đại dương, cao nguyên, hẻm vực ngầm, và núi đỉnh bằng dưới biển. Nhiều thềm chạy dọc theo các rìa lục địa chiếm khoảng 11% địa hình đáy với một số hẻm vực sâu cắt qua chân lục địa.
Đại Tây dương có một khu vực nổi tiếng, đó là “Tam giác Quỷ” Bermuda (gồm 3 điểm nối Miami, Bermuda và Puerto Rico). Đây là nơi được cho là đã làm mất tích hơn 50 tàu thuyền và 20 máy bay trong thế kỷ qua.

Ấn Độ dương - (73.555.662 km2)




Nằm giữa Châu Phi về phía Tây, Châu Á về phía Bắc, Australia về phía Đông và Nam cực về phía Nam, Ấn Độ dương là đại dương ấm nhất trên thế giới. Bề mặt phẳng lặng của Ấn Độ dương cho phép các tuyến đường thương mại qua đây được khai thông sớm hơn Đại Tây dương và Thái Bình dương với các loại hàng hóa giao thương gồm tơ lụa, gạo và đường. 
Thềm lục địa của đại dương này hẹp với bề rộng trung bình 200 km, trừ biển ngoài khơi châu Úc có bề rộng hơn 1.000 km. Chiều sâu trung bình của đại dương là 3.890 m
Mặc dù vậy, Ấn Độ dương là nơi xảy ra một trong những thảm họa sóng thần khủng khiếp trong lịch sử khi vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 trận sóng thần mạnh 9.2 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 226.000 người và làm cho hơn 1 triệu người mất nhà cửa.


Nam Đại dương - (52.646.688 km2)

 Còn được biết đến với tên gọi Đại dương Nam cực, Nam Đại dương bao quanh hoàn toàn Nam cực từ Tây sang Đông. Đây là nơi cư trú của một số loài sinh vật biển đang ở rìa nguy cơ bị tuyệt chủng trong đó có loài Albatross – một loài hải âu lớn mà theo truyền thuyết có khả năng mang đi linh hồn của các thủy thủ đã chết.
Nam Đại Dương là một đại dương khá sâu với độ sâu từ 4.000 đến 5.000 mét tại phần lớn các khu vực của nó, với một diện tích hữu hạn các vùng nước nông. Thềm lục địa Nam Cực nói chung là hẹp và sâu bất thường, các gờ của nó nằm ở độ sâu từ 400 đến 800 m (trung bình toàn cầu chỉ khoảng 133 m). Các vùng đóng băng của Nam Cực dao động từ ít nhất là 2,6 triệu km² vào tháng 3 tới khoảng 18,8 triệu km² vào tháng 9, gấp khoảng 7 lần khi nhỏ nhất
Nam Đại dương có một khu vực bảo tồn cá voi rộng 50 triệu km2 nhằm bảo vệ loài cá voi trước nạn săn bắn ngày càng qui mô đã ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái biển tại đây.

Bắc Băng Dương - (13.208.939 km2)

 Là đại dương nhỏ nhất trong các đại dương, Bắc Băng dương được bao bọc hoàn toàn bởi lục địa, chủ yếu là lục địa Âu-Á và Bắc Mỹ. Một số loài sinh vật biển đặc trưng nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng hiện đang sống tại đây như: lợn biển, hải cẩu, sư tử biển, rùa biển và cá voi.
 Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng;[3] độ măn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh.
Mặc dù Bắc Băng dương được bao phủ hầu hết bởi băng vĩnh cửu nhưng trong vòng 30 trở lại đây, tốc độ tan băng đã làm cho thể tích và độ dày của lớp băng giảm đi đáng kể. Các nhà khoa học đã dự báo hiện tượng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai cùng với quá trình ấm lên toàn cầu. Độ giảm lớn nhất là vào năm 2007 khi các nhà khoa học nhận thấy diện tích băng ở đây đã bị giảm đi khoảng 4.28 triệu km2.

 Biển Ảrập- (3.861.672 km2)


Nằm giữa Ấn Độ và bán đảo Ả rập, chếch về phía Tây Bắc của Ấn Độ dương là biển Ả rập. Các nước nằm ven biển Ả rập bao gồm Ấn Độ, Yemen, Oman, Iran, Pakistan, Maldives và Somalia.

Hình thành trên con đường thông thương giữa Ấn Độ và các nước Châu Âu từ hàng ngàn năm trước, khu vực biển Ả rập có một bề dày lịch sử lâu đời và đa dạng về văn hóa tín ngưỡng.

Biển Đông - (2.973.306 km2)



 Biển Đông là biển nửa kín lớn nhất thế giới, bao gồm rất nhiều hòn đảo nhỏ tạo thành các chuỗi quần đảo ở một số nước. 9 quốc gia nằm ven Biển Đông gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Phillipine, Bruney, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Biển Ca-ri-bê- (2.514.878 km2)


 Vẻ đẹp của biển Ca-ri-bê từ lâu đã nổi tiếng toàn cầu với nước biển sạch, trong vắt, nhiệt độ ổn định ở 24oC. So với Đại Tây dương thì độ mặn của biển Ca-ri-bê nhỏ hơn và đó là lý do khiến cho nơi đây trở thành một địa điểm du lịch được ưa thích. Tuy nhiên, vùng biển này cũng là khu vực hoạt động của núi lửa, động đất và những cơn bão nhiệt đới dữ dội.

Biển Địa trung hải - (2.509.698 km2)


 Địa trung hải được bao bọc xung quanh hoàn toàn bởi đất liền. Tên quốc tế của Địa trung hải là Mediterranean Sea được lấy theo tiếng Latin và có nghĩa là “Trung tâm của Trái đất” hoặc “Biển trong lục địa”. Đây là khu vực có những tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế sôi động nhất đồng thời cũng là thủy vực bị ô nhiễm môi trường biển nặng nề nhất.

Hàng năm có tới gần 370 triệu tấn dầu được vận chuyển qua Địa trung hải và khoảng 250 tới 300 tàu chở dầu đi qua đây mỗi ngày. Do đó, các vụ tràn dầu là vấn đề phổ biến tại đây. Theo tổ chức quốc tế Hòa bình xanh, mỗi năm có trung bình 10 vụ tràn dầu xảy ra tại Địa trung hải.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, Địa trung hải bắt đầu “cảm nhận” được tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu khi nước biển bắt đầu trở nên ấm hơn và mặn hơn trước.

Biển Bering - (2.261.060 km2)


 Nằm giữa Alaska và Siberia, biển Bering được biết đến như một trong những vùng biển có điều kiện thời tiết phức tạp nhất và rất khó dự báo trên Trái Đất đặc biệt là trong suốt mùa đông khi tốc độ gió thổi giống như những trận cuồng phong, sóng trở nên dữ dội và các cánh đồng băng trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tàu bè qua đây.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Home | Nhà đẹp | Trần Thạch Cao | Đá Granic | Sơn nhà| Rao Vặt | Email| ô tô | Call phone: +84987002345 | ATLĐ | Feed | Youtube | Facebook | Twitter | Google+ | Login | Register |