Sông dài nhất thế giới - sông Amazon
Xem thêm: Rộng nhất thế giới
Sông dài nhất thế giới
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon là sông dài nhất trên thế giới với chiều dài 6.800 km (theo kết quả mới khảo sát, vì thế sông Nile đã tụt xuống vị trí thứ 2) và là sông có lưu vực lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc thám hiểm vất vả nhằm xác định điểm khởi nguồn của sông Amazon, các nhà khoa học Brazil và Peru đã lên tận vùng núi tuyết Mismi, có độ cao 5.000 m so với mực nước biển và công bố sông Amazon dài 6.672 km, và nếu cộng đồng khoa học thế giới công nhận kết quả này, Amazon sẽ trở thành con sông dài nhất thế giới.
Cho đến nay, các con sông dài nhất trên thế giới được xếp hạng là: sông Nile (dài 6.671 km), Amazon (6.580 km), Dương Tử (Trung Quốc, 6.380 km), Mississippi (Mỹ, 5.971 km) và Ob-Irtysh (Nga, 5.410 km).
Lưu vực sông bao phủ phần lớn rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chiếm diện tích 6.144.727 km² (phần lớn ở Brasil).
Amazon có lưu vực rộng nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan chéo nhau dệt thành một mạng sông dày đặc, trong đó có hơn 17 nhánh có chiều dài 1.500 km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đôi diện tích lưu vực sông Congo ở châu Phi.
Sông Amazon và các phụ lưu của nó đặc trưng bởi những khu rừng rộng lớn bị ngập nước vào mỗi mùa mưa. Mỗi năm mực nước sông dâng cao hơn 9 mét (30 ft), làm ngập lụt các khu vực rừng lân cận, được gọi là várzea ("rừng bị ngập nước"). Các khu rừng bị ngập nước của Amazon là những ví dụ điển hình nhất cho kiểu môi trường sống này trên thế giới. Tính trung bình trong mùa khô, diện tích bị ngập nước khoảng 110.000 kilômét vuông (42.000 sq mi), trong khi mùa mưa diện tích bị ngập nước trong lưu vực lên đến 350.000 kilômét vuông (140.000 sq mi).
Lượng nước từ sông Amazon đổ ra Đại Tây Dương rất lớn, lên đến 300.000 mét khối trên giây (11.000.000 cu ft/s) trong mùa mưa, trung bình 209.000 mét khối trên giây (7.400.000 cu ft/s) trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1990. Amazon cung cấp khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới đổ vào đại dương. Lượng nước mà con sông đổ vào đại dương tương đương một cột nước có kích thước dài 400 kilômét (250 mi) và rộng 100 đến 200 kilômét (62 đến 120 mi). Nước ngọt nhẹ hơn nước biển, khi chảy vào đại dương sẽ nằm ở trên, pha trộn với nước mặn, làm thay đổi màu sắc của bề mặt đại dương trên một diện tích lên đến 1.000.000 dặm vuông (2.600.000 km2). Qua nhiều thế kỷ các tàu qua lại đã báo cáo rằng vùng nước ngọt gần cửa sông nằm ngoài tầm nhìn đến đất liền và có vẻ như là một đại dương mở.
Năng lượng sóng và thủy triều của Đại Tây Dương đủ để mang hầu hết vật liệu trầm tích của sông Amazon ra biển, do đó Amazon không hình thành một đồng bằng châu thổ thực sự. Các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới tất cả nằm trong các vùng nước được bảo vệ một cách tương đối, trong khi Amazon không hội đủ những yếu tố như thế.
Xem thêm: sông rộng nhất thế giới
0 nhận xét:
Post a Comment