Doanh nghiệp bất động sản phía Nam ồ ạt bung hàng cuối năm, trông chờ vào nguồn kiều hối như 1 “cứu cánh” trong thời điểm khó khăn
“Nhăm nhe” số kiều hối trị giá cả tỷ USD đổ về Việt Nam vào thời điểm cuối năm như thông lệ, hàng loạt dự án bất động sản khu vực phía Nam đang khởi động dù thị trường trong nước rất ảm đạm. Hàng loạt dự án khởi động đón Tết
Thời gian qua, các đơn vị nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE đều đưa ra những bảng thống kê cho thấy tình trạng giao dịch trong 3 quý đầu năm rất ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, các công ty bất động sản đều đang quay quắt trong guồng nợ nần, đơn vị nào còn sức thì cũng im lặng chờ thời…
Về tương lai, cũng chưa có đơn vị nào dự báo thị trường sẽ khởi sắc trong thời gian gần. Đơn vị lạc quan nhất như CBRE Việt Nam cũng thận trọng đưa ra nhận định thị trường sẽ tăng trưởng trở lại vào giữa năm 2013, Savills thì nói thẳng 2013 vẫn còn khó khăn.
Thế nhưng, bước sang tháng 12, hàng loạt công ty bất động sản nội đã bắt đầu bung sức, mở hàng. Hàng loạt dự án lớn nhỏ, đầy đủ các phân khúc thị trường từ căn hộ cho đến đất nền, từ cao cấp đến bình dân, từ địa bàn TPHCM cho đến các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai… đã được mở bán để đón lượng khách cuối cùng của năm.
Chẳng hạn như dự án Ngọc Bích Residence ở Đồng Nai với hơn 300 nền nhà phố và gần 60 căn biệt thự mà công ty Kim Oanh vừa triển khai vào cuối tuần trước. Sau đó 1 ngày, công ty Hưng Thịnh cũng mở bán 300 nền đất tại dự án khu dân cư tại thành phố Tân An, Long An. Tập đoàn C.T Group cũng mở bán đợt 4 dự án căn hộ cao cấp Léman C.T Plaza (quận 3, TPHCM)…
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Kim Oanh cho rằng: “Cuối năm là thời điểm người dân Việt Nam mua nhà đất nhiều nhất, là thời gian cao điểm của thị trường”.
Theo bà thì đó là thông lệ chung của thị trường bất động sản, người dân có thói quen mua nhà vào thời điểm này để an cư sau 1 năm tích lũy tài sản. Dù thị trường có khó khăn đến đâu thì nhu cầu an cư của người dân luôn luôn có, chỉ là dòng sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dân mới có cơ hội bán được hàng.
“Vét” nguồn kiều hối cuối năm
Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh thì các công ty bất động sản khởi động vào thời điểm này không chỉ nhắm vào nhu cầu an cư của người dân mà còn “tăm tỉa” nguồn kiều hối đổ về nước thời điểm cuối năm. Theo ông thì đây là nguồn vốn rất lớn, nếu có phương án tốt thì doanh nghiệp bất động sản có thể bán được hàng, thu hút vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Lý do khiến các doanh nghiệp địa ốc phía Nam tin tưởng vào nguồn vốn này vì đây là thông lệ bất biến nhiều năm nay, cứ cuối năm là nguồn kiều hối đổ về nước tăng mạnh và chủ yếu là đổ vào bất động sản. Đơn cử như năm 2011, theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy nguồn kiều hối về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD, trong đó có tới 52% đổ vào bất động sản.
Một yếu tố khác khiến các doanh nghiệp tự tin là vì dù kinh tế thế giới khó khăn nhưng kiều hối để về nước vẫn có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì trong 6 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về Việt Nam đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, bằng 70% so với cả năm 2011. Dự báo kiều hối về Việt Nam năm 2012 sẽ tăng chừng 20% so với năm 2011, đạt khoảng 10 – 11 tỷ USD.
Riêng tại TPHCM, đến cuối tháng 9/2012, doanh số chi trả kiều hối qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt gần 3 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp địa ốc đều hy vọng vào nguồn vốn rất lớn từ đợt kiều hối cuối năm này.
Theo ông Nguyễn Nam Hiền thì kiều hối không chỉ là nguồn tiền Việt kiều gửi về hỗ trợ người thân trong nước mà còn là dòng tiền đầu tư, phần nhiều là đầu tư bất động sản. Dạo gần đây, kinh tế thế giới khó khăn nên nhiều Việt kiều có xu hướng chuyển vốn ở nước ngoài về nước làm ăn. Ngoài ra, rất nhiều Việt kiều cũng có ý định trực tiếp mua nhà ở trong nước.
Theo Tùng Nguyên
Dân Trí
“Nhăm nhe” số kiều hối trị giá cả tỷ USD đổ về Việt Nam vào thời điểm cuối năm như thông lệ, hàng loạt dự án bất động sản khu vực phía Nam đang khởi động dù thị trường trong nước rất ảm đạm. Hàng loạt dự án khởi động đón Tết
Thời gian qua, các đơn vị nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE đều đưa ra những bảng thống kê cho thấy tình trạng giao dịch trong 3 quý đầu năm rất ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, các công ty bất động sản đều đang quay quắt trong guồng nợ nần, đơn vị nào còn sức thì cũng im lặng chờ thời…
Về tương lai, cũng chưa có đơn vị nào dự báo thị trường sẽ khởi sắc trong thời gian gần. Đơn vị lạc quan nhất như CBRE Việt Nam cũng thận trọng đưa ra nhận định thị trường sẽ tăng trưởng trở lại vào giữa năm 2013, Savills thì nói thẳng 2013 vẫn còn khó khăn.
Thế nhưng, bước sang tháng 12, hàng loạt công ty bất động sản nội đã bắt đầu bung sức, mở hàng. Hàng loạt dự án lớn nhỏ, đầy đủ các phân khúc thị trường từ căn hộ cho đến đất nền, từ cao cấp đến bình dân, từ địa bàn TPHCM cho đến các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai… đã được mở bán để đón lượng khách cuối cùng của năm.
Chẳng hạn như dự án Ngọc Bích Residence ở Đồng Nai với hơn 300 nền nhà phố và gần 60 căn biệt thự mà công ty Kim Oanh vừa triển khai vào cuối tuần trước. Sau đó 1 ngày, công ty Hưng Thịnh cũng mở bán 300 nền đất tại dự án khu dân cư tại thành phố Tân An, Long An. Tập đoàn C.T Group cũng mở bán đợt 4 dự án căn hộ cao cấp Léman C.T Plaza (quận 3, TPHCM)…
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Kim Oanh cho rằng: “Cuối năm là thời điểm người dân Việt Nam mua nhà đất nhiều nhất, là thời gian cao điểm của thị trường”.
Theo bà thì đó là thông lệ chung của thị trường bất động sản, người dân có thói quen mua nhà vào thời điểm này để an cư sau 1 năm tích lũy tài sản. Dù thị trường có khó khăn đến đâu thì nhu cầu an cư của người dân luôn luôn có, chỉ là dòng sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dân mới có cơ hội bán được hàng.
“Vét” nguồn kiều hối cuối năm
Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh thì các công ty bất động sản khởi động vào thời điểm này không chỉ nhắm vào nhu cầu an cư của người dân mà còn “tăm tỉa” nguồn kiều hối đổ về nước thời điểm cuối năm. Theo ông thì đây là nguồn vốn rất lớn, nếu có phương án tốt thì doanh nghiệp bất động sản có thể bán được hàng, thu hút vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Lý do khiến các doanh nghiệp địa ốc phía Nam tin tưởng vào nguồn vốn này vì đây là thông lệ bất biến nhiều năm nay, cứ cuối năm là nguồn kiều hối đổ về nước tăng mạnh và chủ yếu là đổ vào bất động sản. Đơn cử như năm 2011, theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy nguồn kiều hối về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD, trong đó có tới 52% đổ vào bất động sản.
Một yếu tố khác khiến các doanh nghiệp tự tin là vì dù kinh tế thế giới khó khăn nhưng kiều hối để về nước vẫn có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì trong 6 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về Việt Nam đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, bằng 70% so với cả năm 2011. Dự báo kiều hối về Việt Nam năm 2012 sẽ tăng chừng 20% so với năm 2011, đạt khoảng 10 – 11 tỷ USD.
Riêng tại TPHCM, đến cuối tháng 9/2012, doanh số chi trả kiều hối qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt gần 3 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp địa ốc đều hy vọng vào nguồn vốn rất lớn từ đợt kiều hối cuối năm này.
Theo ông Nguyễn Nam Hiền thì kiều hối không chỉ là nguồn tiền Việt kiều gửi về hỗ trợ người thân trong nước mà còn là dòng tiền đầu tư, phần nhiều là đầu tư bất động sản. Dạo gần đây, kinh tế thế giới khó khăn nên nhiều Việt kiều có xu hướng chuyển vốn ở nước ngoài về nước làm ăn. Ngoài ra, rất nhiều Việt kiều cũng có ý định trực tiếp mua nhà ở trong nước.
Theo Tùng Nguyên
Dân Trí
Tổng hợp: Bao mua ban nha dat HPT
0 nhận xét:
Post a Comment