Nằm ở phía bắc tỉnh Bình Dương, huyện Bến Cát có công nghiệp phát triển thuộc hàng nhanh nhất tỉnh. Để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp nhanh theo hướng bền vững đó, Bến Cát đã chú trọng phát triển hạ tầng đồng bộ, nhất là phát triển đô thị để tương đồng với công nghiệp cũng như chuẩn bị tốt cho huyện trở thành thị xã theo quy hoạch đến năm 2015 và trở thành quận nội thành của thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Đường lên đô thị, rất cần sự quy hoạch chỉn chu và hiện đại như Bến Cát |
Kết quả ấn tượng
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dù điều kiện vô vàn khó khăn, song với lòng tự hào về quá khứ vẻ vang của quê hương miền Đông trung dũng và niềm tin vào tương lai tươi đẹp, Bến Cát đã bắt tay vượt qua mọi thử thách để khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại. Bằng trí tuệ và nghị lực của mình, Bến Cát đã đưa kinh tế từ huyện thuần nông trở thành một huyện có kinh tế công nghiệp với tỷ trọng công nghiệp 87,2%, dịch vụ 7,3% và nông nghiệp 5,5%. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao, thu nhập bình quân đạt trên 35 triệu đồng/người/năm...
Giai đoạn phát triển nổi bật nhất là hơn 10 năm trở lại đây. Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía bắc của Tỉnh ủy, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc từ khi đột phá xây dựng các khu công nghiệp. Cho đến nay, Bến Cát đã có nhiều khu công nghiệp như Việt Hương 2, An Tây, Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Bàu Bàng... Những khu công nghiệp này đã trở thành những địa chỉ đáng tin cậy thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thu hút gần 2.000 dự án của doanh nghiệp đầu tư; trong đó có 723 dự án của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 4.310 tỷ đồng và 466 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ... với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD. Nổi bật là nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án nhà máy sản xuất vỏ ô tô của Công ty TNHH Kumho Tires có vốn đầu tư là 380 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất giấy của Công ty Giấy Graft VINA (Thái Lan) có vốn đầu tư 180 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất nước giải khát của Công ty TNHH Nước giải khát Kirin Acecook Việt Nam có vốn 60 triệu USD... Lĩnh vực mà các doanh nghiệp đầu tư vào Bến Cát chủ yếu là sản xuất như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc... nên làm cho ngành công nghiệp củPACIOLI VIỆT NAMện có sức cạnh tranh cao.
Có thể nói, sự phát triển công nghiệp của Bến Cát đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao, góp phần tăng ngân sách cho Nhà nước, giải quyết được việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Đặc biệt là công nghiệp về làm đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể đến nay, thu nhập bình quân đầu người của người dân Bến Cát rất cao trên 35 triệu đồng/người/năm.
Phát triển đô thị để phục vụ công nghiệp hóa
Phát triển công nghiệp nhanh của Bến Cát rất cần sự tương đồng về phát triển hạ tầng đô thị cũng như thương mại và dịch vụ. Với gần 2.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư đã kéo theo hàng chục ngàn chuyên gia, đội ngũ kỹ sư, quản lý làm việc. Bên cạnh đó, Bến Cát cũng phát triển đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo. Hiện tại, thị trấn Mỹ Phước có 2 trường đại học đang triển khai xây dựng là Đại học Thủ Dầu Một và Đại học Quốc tế Việt - Đức với quy mô trăm ha, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao để phục vụ phát triển bền vững của Bình Dương và các tỉnh... Với thực tế như vậy, vấn đề nhà ở, sinh hoạt, giải trí... là yêu cầu cấp thiết để ổn định nguồn nhân lực làm việc lâu dài. Chính vì thế, gắn liền với phát triển các khu công nghiệp, Bến Cát cũng sớm quy hoạch các khu dân cư, đô thị cùng các khu tái định cư để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân theo hướng công nghiệp hóa - đô thị hóa.
Xác định phát triển đô thị là nhu cầu tất yếu, nhưng rút kinh nghiệm từ nhiều tỉnh thành, bài học từ nhu cầu tới đâu phát triển đô thị tới đó mà thiếu tính quy hoạch đồng bộ đã gây nên hậu quả đường sá chật chội, để rồi chỉnh trang đô thị lại làm thiệt hại nhiều cho ngân sách Nhà nước là điều mà Bến Cát cần tránh. Không đi theo vết xe đổ đó, Bến Cát chọn quy hoạch trước và xây dựng những khu đô thị để phục vụ cho mục tiêu phát triển đồng bộ của mình. Vì vậy tại thị trấn Mỹ Phước, cùng với các khu công nghiệp bài bản thì bộ mặt đô thị đang bước đầu hình thành và có tác dụng hỗ tương cho sự phát triển công nghiệp, tạo lực thu hút đầu tư. Chỉ trong thời gian ngắn tại các khu đô thị này, đời sống người dân đang ngày càng khởi sắc và thương mại - dịch vụ không ngừng phát triển. Nhìn vào thị trấn Mỹ Phước thấy rõ nhất là Vinatex Mart đầu tư đến 2 siêu thị và một chợ truyền thống để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân.
Nhìn nhận cặn kẽ mới hiểu hết vấn đề. Trong phát triển đô thị theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh, Bến Cát không phát triển đô thị vội vã mà vì mục tiêu phát triển bền vững. Trước tiên là xây dựng hạ tầng, trong đó ổn định về đô thị, điện đường trường trạm, để tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Và hơn ai hết, không ai hiểu giá trị đích thực của việc đầu tư vào phát triển đô thị tại Bến Cát sâu sắc bằng chính doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư. Như Tập đoàn SP Setia đến từ Malaysia thấy được sự cần thiết phát triển đô thị nơi đây, nên SP Setia đã liên kết đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước với vốn đầu tư 600 triệu USD, hiện dự án tiến triển rất khả quan.
Đi, nghe, thấy và hãy nói. Thành công của Bến Cát hôm nay là kết tinh từ sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của tỉnh nói chung và củPACIOLI VIỆT NAMện nói riêng trên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Định hướng phát triển đến năm 2015, Bến Cát trở thành thị xã thuộc tỉnh, đến năm 2020 trở thành quận của thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương. Thời gian không còn là bao lâu nữa nên việc đầu tư trước các khu đô thị bài bản với những ngôi nhà lớn trên những trục đường tiêu chuẩn rộng rãi và khang trang âu cũng là điều dễ hiểu và bình thường.
Theo Báo Bình Dương
Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat
0 nhận xét:
Post a Comment