Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công. Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ).Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.
Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.
Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất (Thổ Địa) – vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Khi những cư dân từ miền Trung vào khai khẩn vùng đất Nam bộ, họ gặp phải rất nhiều khó khăn (thiên nhiên khắc nghiệt, thời tiết thất thường, thú dữ hoành hành…) và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt đầu hình thành để giúp họ trấn an trên con đường mưu sinh.
Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được họ mang vào phương Nam để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài chẳng qua là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có loại tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, cư dân Nam bộ hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Theo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ , dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên . Hai bên , bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài , bên phải là Ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ gạo , một hũ muối và một hũ nước đầy . Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay . Giữa bàn thờ là một bát nhang , bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ) . Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ , các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang , mọi chuyện trở nên trục trặc liền . Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ” , các bạn đặt lọ hoa bên tay phải , đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ) . Thường nên cắm hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền . Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ) . Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất – , các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập , tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển . Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ) , sáng quay Cóc ra , tối quay Cóc vào . Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp , nông lòng , đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi .
0 nhận xét:
Post a Comment