Home » » Bài Văn Khấn Và Lễ Vật Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà, Sửa Nhà, Xây Công Trình

Bài Văn Khấn Và Lễ Vật Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà, Sửa Nhà, Xây Công Trình

Đối với những người mới lần đầu xây nhà thường rất băn khoăn không biết nên chuẩn bị cho Lễ cúng động thổ khởi công xây nhà, sửa nhà như thế nào? Nên chuẩn bị vật phẩm gì cho lễ cúng? Quy trình buổi lễ như thế nào để không xúc phạm đến các vị thần linh? Bài văn cúng như thế nào? Để giúp Quý vị khỏi những băn khoăn đó, Kinhnghiemxaynhadep.com xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết: “Bài Văn Khấn Và Lễ Vật Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà, Sửa Nhà, Xây Công Trình”, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho quý vị tham khảo.

Cúng động thổ khởi công xây nhà, sửa nhà, xây dựng công trình

Xây nhà và sửa nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải chọn giờ Hoàng Đạo. Đây là một tập tục có tính chất lâu đời được con cháu truyền lại và noi theo qua bao thế hệ.
Trước khi tiến hành lễ dâng hương đến các chư vị thần linh, người ta thường kén chọn ngày giờ “tốt”, chẳng hạn không được rơi vào ngày hắc đạo, sát chủ, thổ cấm, trùng tang, trùng phục, … mà phải là những ngày có sao “tốt” nhiều như ngày hoàng đạo, ngày sinh khí, lộc mã, phúc sinh, giải thần, … Còn giờ thì phải là giờ hoàng đạo.
Động thổ, khởi công xây dựng là một vấn đề rất quan trọng cho toàn bộ quá trình xây dựng công trình diễn ra tốt đẹp và suôn sẽ. Vì thế mà trong hệ thống hành chánh nhà nước hay trong các công trình dân dụng, nhà ở, trường học, cơ quan, công ty, văn phòng trước khi khởi công xây dựng dù là công trình lớn hay nhỏ, tất cả các nhà thầu thi công đều làm lễ cúng khởi công!

Nguồn gốc của lễ cúng động thổ khởi công xây nhà:

Xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền ....v.v...
Người Việt Nam theo tín ngưỡng tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng, cơ quan, công ty làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.
Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phảỉ xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!

Cách thức tổ chức một lễ cúng khởi công, động thổ công trình như sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt.

Trước khi động thổ khởi công một công trình cần xem xét theo khía cạnh Tử Vi là ngày tháng năm nào hợp với tuổi người chủ đất nhất để khởi công. Năm nào nên xây nhà, năm nào không nên. Nếu gia chủ không hợp tuổi xây nhà thì còn ai khác trong gia đình ... có thể đứng ra đại diện thi công xây nhà (dân gian thường gọi trường hợp này là “mượn tuổi”).

Bước 2: Chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho lễ cúng.

Sau khi chọn được ngày giờ khởi công tốt, hợp tuổi gia chủ thì bước kế theo sau đó là chuẩn bị các vật phẩm cho buổi lễ đó như hoa quả, vàng bạc, giấy cúng, ...

Bước 3: Cúng lễ khởi công.

Có nhiều cách cúng khác nhau tuỳ vào tuổi và mạng số của chủ đất và tuỳ vào dụng ý của vị Pháp sư xem xét cho mảnh đất đó!
Ở đây tôi xin giới thiệu một cách cúng để khởi công xây dựng một ngôi nhà ở dân dụng thông thường như sau:

Các thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng:

- Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng).
- Ba quả trứng luộc (là trứng gà màu vàng càng tốt???).
- Ba con tôm luộc.
- Một miếng thịt luộc (thịt lợn).
- Một chén gạo.
- Một chén muối.
- Ba ly nước trà.
- Một cốc rượu trắng.
- Hai cây đèn cầy.
- Một dĩa ngũ quả.
- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác).
- Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã.
- Một bó nhang.

Bài Văn Khấn Và Lễ Vật Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà, Sửa Nhà
Bài Văn Khấn Và Lễ Vật Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà, Sửa Nhà

Các bước tiến hành lễ cúng động thổ:

a) Gia chủ
Đầu tiên gia chủ bài biện bố trí tất cả những thứ đó trên một cái bàn đặt giữa công trình, đốt hai cây đèn cầy lên và thắp 07 cây nhang với nam (09 cây với nữ).
BÀI VĂN KHẤN LỄ ĐỘNG THỔ
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
CON KÍNH LẠY:
- Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
- Quan đương niên hành khiển năm ……………. (ví dụ: nhâm thìn, quý tỵ, v.v…).
- Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.
- Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hôm nay, là ngày …... tháng ......  năm ………… (Âm lịch).
Tín chủ con là: …………………………………………… Tuổi: ……………...
Hiện ngụ tại: ………………………………………………………………………..
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương …” đó …) căn nhà ở địa chỉ: ……. ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là “ngôi Âm Cơ mộ phần”) để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh…).  Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ (“cất nóc”, “xây cổng”, “tu sửa phương…”). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:
- Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
- Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
- Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẽ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường. 
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). 
Sau khi làm lễ, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn, phải thắp nén nhang, vái bốn phương tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.
b) Đơn vị thi công xây nhà.
Sau khi gia chủ (chủ nhà hay chủ đầu tư) cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng nhớ là "Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ"
Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước, rượu ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình! cắm hoa cúng xuống công trình chứ không mang về nhà!
Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công!
Trên đây là phần giới thiệu khái quát về cách cúng khởi công một công trình nhà ở vì sự đa dạng của lễ cúng này và tuỳ vào từng tuổi của từng gia chủ khác nhau nên nếu có vấn đề cần tư vấn các bạn vui lòng liên hệ chúng tôi theo đường dây nóng.

Một số lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng khởi công xây nhà...

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái - đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).
(Nếu mượn tuổi làm nhà: trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
- Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.
- Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.
- Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)
www.kinhnghiemxaynhadep.comkính chúc quý độc giả an lành, sức khỏe và mọi điều may mắn.
Trân trọng.
(Nguồn: Sưu tầm)
 

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Home | Nhà đẹp | Trần Thạch Cao | Đá Granic | Sơn nhà| Rao Vặt | Email| ô tô | Call phone: +84987002345 | ATLĐ | Feed | Youtube | Facebook | Twitter | Google+ | Login | Register |