Ảnh minh họa
Cụ thể, Nghị định 42/2009/NĐ-CP hiện hành quy định 6 tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị. Trong đó nêu rõ nhiều nội dung cụ thể như: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên…
Tại dự thảo, Bộ Xây dựng đề xuất 5 tiêu chí cơ bản đánh giá phân loại đô thị gồm: 1- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 2- Quy mô dân số đô thị; 3- Mật độ dân số đô thị; 4- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; 5- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Dự thảo nêu rõ, Bộ Xây dựng quy định cụ thể các tiêu chí phân loại đô thị.
Liên quan đến các tiêu chí để phân loại đô thị đặc biệt, Nghị định 42/2009/NĐ-CP quy định, đô thị đặc biệt có chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo dự thảo, đô thị đặc biệt có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; có trình độ kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Bên cạnh đó, theo dự thảo, đô thị đặc biệt chỉ cần có quy mô dân số đô thị đạt từ 3 triệu người trở lên (thay vì từ 5 triệu người như hiện hành); mật độ dân số đô thị đạt từ 10 nghìn người/km2 trở lên (hiện hành là 15 nghìn người/km2 trở lên).
Theo Thời báo Ngân hàng
0 nhận xét:
Post a Comment