Stainless steel back la gi
Stainless steel back la gi
Với đồng hồ có vỏ mạ thì trên đáy đồng hồ sẽ thường ghi là: Stainless Steel Back có nghĩa là chỉ đáy làm bằng Inox(Stainless Steel - thép không gỉ ), còn vỏ( case) là vỏ mạ hoặc trên đáy đồng hồ ghi Base Metal.
Kiến Thức Cơ Bản Về Đồng Hồ
Đây là một số kiến thức cơ bản, nhiều bác chắc chắn đã nắm rõ, tuy nhiên việc hệ thống như vậy sẽ giúp em hiểu rõ hơn và thêm yêu quý đồng hồ của mình hơn
- Máy đồng hồ
1.1. Đồng hồ điện tử( quartz)
- Khái niệm: Là loại máy đồng hồ chạy bằng xung động từ trường thông qua nguồn năng lượng từ pin.
+ Phân loại:
- Theo nơi sản xuất:
+ Máy Thụy Sỹ( Swiss EB, Swiss movement Quartz): Là loại máy có độ chính xác và độ bền cao, thường được lắp ở các loại đồng hồ cao cấp.
+ Máy Nhật Bản( Japan Movement, Japan Quartz).
+ Máy Đài Loan và máy Trung Quốc: Độ chính xác không cao, độ bền thấp. Thường được sử dụng để lắp đặt cho các loại đồng hồ rẻ tiền.
1.2. Đồng hồ cơ
-Khái niệm: Là loại máy đồng hồ chạy bằng năng lượng từ dây cót. Các máy đồng hồ thường là có nhiều chân kính như 17, 21, 25.
+ Phân loại: Có 2 loại
- Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót( ký hiệu là Handwinding).
- Loại tự động lên dây cót( Ký hiệu là Automatic)
Hai loại máy đồng hồ cơ trên thường là của Thuỵ Sỹ(đồng hồ cao cấp) hay của Nhật Bản.
* Chú ý:
- Đối với loại máy đồng hồ dùng tay để lên dây cót thì khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm( vừa cảm thấy căng tay), không được vặn quá căng hết cỡ nhằm tránh bị đứt cót hay rối dây tóc của bộ máy, gây hỏng máy.
- Đối với đồng hồ tự động lên dây cót, người dùng phải thường xuyên đeo đồng hồ.
- Kính đồng hồ
1. Kính thường( Mineral glass): Không chống xước
2. Kính cứng( Hardness glass): Chống xước nhẹ
3. Kính tráng Sapphire(S. Sapphire): Chống xước trung bình
4. Kính Sapphire( Sapphire glass, Sapphire crystal): Chống xước cao
- Vỏ đồng hồ
1. Vỏ mạ( Base metal)
- Khái niệm: Là loại vỏ làm từ thép thường, hoặc đồng, hoặc Antimol để mạ.
- Đặc tính: Sau một thời gian từ 1 – 3 năm thì lớp mạ sẽ bị ôxy hoá(bị gỉ ), bong ra làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đồng hồ.
- Phân loại: Có mạ trắng và mạ vàng( mạ màu)
- Cách nhận biết:
Với đồng hồ có vỏ mạ thì trên đáy đồng hồ sẽ thường ghi là: Stainless Steel Back có nghĩa là chỉ đáy làm bằng Inox(Stainless Steel - thép không gỉ ), còn vỏ( case) là vỏ mạ hoặc trên đáy đồng hồ ghi Base Metal.
2. Vỏ thép Inox hay thép không gỉ
- Là loại vỏ làm từ inox hay thép không gỉ.
- Đặc tính: Bền, không bị hiện tượng oxy hoá, han rỉ. Loại vỏ này nếu có mạ màu thì lớp mạ thường rất bền, khó bị phai( phải từ ít nhất từ 3 năm trở lên mới có thể bị phai).
- Cách nhận biết:
Với đồng hồ có vỏ inox thì chất thép mờ, đường nét sắc cạnh, bề mặt thép trơn mịn, có vết gợn mờ của dụng cụ gia công trên mặt thép ( phay hay đúc). Trên đáy của đồng hồ thường ghi là Stainless Steel Case & Band ( dây và vỏ làm bằng thép không gỉ) hoặc All Stainless( toàn bộ đồng hồ được làm bằng thép không gỉ).
3. Các loại vỏ khác
- Vỏ hợp kim chống xước, gốm công nghệ cao( Tungsten, Ceramic): Có lõi bằng thép hoặc titan bọc hợp kim hoặc đá( gốm công nghệ cao) bên ngoài có độ cứng cao, chống xước như kính Sapphire.
- Vỏ hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không ôxy hoá, có màu xám tối.
- Vỏ hợp kim Aluminum( Nhôm): Nhẹ, bền không ôxy hoá, màu trắng mờ.
- Dây đồng hồ
Các loại dây đồng hồ phổ biến hiện nay:
- Dây Inox hay thép không gỉ( Stainless Steel): Bền, không bị oxy hoá hay gỉ.
- Dây mạ: Là loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng, được mạ bóng. Loại dây này theo thời gian sẽ bị oxy hoá.
- Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không oxy hoá, màu trắng mờ.
- Dây da( Leather Band)
- Dây da thường
- Dây da cao cấp( Da cá sấu – Crocodile leather band).
- Dây nhựa, dây vải, dây cao su( các loại đồng hồ thời trang dành cho thanh thiếu niên hay cho đồng hồ thể thao, bấm giờ).
- Đáy đồng hồ( Back)
- Đáy đồng hồ thường được làm bằng thép không gỉ hoặc hợp kim Titanium.
+ Các loại đáy đồng hồ:
- Đáy cậy: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt
- Đáy xoay( vặn ren): Chống nước tốt
- Đáy bắt vít: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.
- Đáy lắp kính( See through back) vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn rõ bộ máy bên trong: chống nước trung bình.
- Vành đồng hồ( Bezel).
- Là bộ phận nằm giữa vỏ và mặt kính của đồng hồ, thường được làm bằng thép không gỉ hay thép thường hoặc một số chất liệu khác.
- Các loại vành đồng hồ phổ biến hiện nay:
- Vành trơn
- Vành gắn hạt: Hạt gắn có thể là hạt nhựa, đá trắng, đá màu, hay đá quý như đá Sapphire hay kim cương.
- Vành chống xước: được làm bằng hợp kim Tungsten hay Ceramic.
- Vành chia độ, hướng la bàn(đồng hồ thể thao)
- Vành cố định và vành xoay( ren trong).
- Mặt số( Dial)
+ Các chất liệu để làm mặt số đồng hồ
- Thép sơn màu, thép mài bóng.
- Khảm trai( M.O.P: Mother of Pearl)
+ Kiểu dáng
- Mặt số không lịch
- Mặt số có lịch ngày hoặc lịch thứ( Day & Date Function).
- Mặt số Chronograph: Có kim tính giây, phút, phần mười giây của giờ thể thao hoặc có kim chỉ lịch ngày, lịch thứ, lịch tháng.
- Mặt số gắn đá hoặc kim cương.
- Mức độ chịu nước của đồng hồ
- Đơn vị để đo Độ chịu nước( chịu áp suất) của đồng hồ có thể là M, ATM hoặc BAR:
- 30M, 3ATM, 3BAR( hoặc chỉ ghi là Water Resistance): Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa.
- 50M, 5ATM, 5BAR: chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm.
- 100M, 10 ATM, 10BAR: chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm, đi bơi.
- 200M, 20ATM: Chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, đi bơi, lặn.
+ Độ chịu nước của các loại đồng hồ
Độ chịu nước của đồng hồ thường được ghi ở trên mặt số hoặc đáy của đồng hồ. Mức độ chịu nước của đồng hồ phụ thuộc vào độ chịu nước của nó tuy nhiên thì thực tế thường thấy:
- Đồng hồ mỏng( máy mỏng, pin mỏng): Chịu nước trung bình
- Đồng hồ nữ kiểu lắc: Chịu nước kém hoặc trung bình( 3ATM).
- Đồng hồ lắp dây da: Thường chịu nước ở mức trung bình.
- Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.
- Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản( khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi).
Hiểu biết về đồng hồ & Bảo quản
1- Cần bảo dưỡng đồng hồ đeo tay như thế nào ?
Đồng hồ cơ và đồng hồ lên dây tự động cần được lau chùi và bảo dưỡng ba năm một lần để đảm bảo chạy giờ chính xác. Các bộ phận chuyển động của đồng hồ quartz ( thạch anh ) cũng cần bảo dưỡng vì chúng không được để chịu ứng suất và chỉ một vật nhỏ từ bên ngoài vào cũng đủ khiến ngừng hoạt động.
Pin lắp vào nếu đã hết cũng cần được thay. Đây cũng chính là thời điểm cần bảo dưỡng thường kỳ. Ngoài việc thay pin, đồng hồ quartz số cũng cần bảo dưỡng thường kỳ. Khi đã lắp các gioăng ( roong ) chống thấm nước, cần bớt lau chùi thường xuyên, song sau mỗi khi mở nắp đáy cần phải thay các gioăng này. Mặt khác các gioăng này nên được thay đều hàng năm và kiểm tra độ thấm nước bằng các thiết bị đo áp suất, tại các đại lý được ủy quyền của nhà sản xuất.
Cũng cần lưu ý rằng việc thường xuyên để đồng hồ tiếp xúc với hóa chất hoặc nước biển có thể làm hỏng dây đồng hồ, các vỏ mạ, vòng tay và trong các điều kiện nói trên khuyến cáo nên sử dụng kim loại thuần nhất hoặc vật liệu kết cấu đặc thù. Mỹ phẩm và nước hoa cũng có thể làm hỏng đồng hồ nếu để tiếp xúc trực tiếp với các mặt đồng hồ mạ và dây đeo.
Đồng hồ ghi thời gian – Đồng hồ bấm giờ - Các chức năng bổ sung
Đồng hồ ghi thời gian ( chronograph ) là một đồng hồ nhỏ được trang bị thêm các chức năng ghi thời gian bổ sung và không phụ thuộc vào các đồng hồ thông thường.
Đồng hồ bấm giờ ( chronometer ) là một đồng hổ nhỏ có độ chính xác cao mà chuyển động sau khi được kiểm tra khắt khe mới được cấp giấy chứng nhận tính giờ chính thức từ một Cục tính giờ chính thức.
Các đồng hồ cung cấp các chức năng bổ sung ngoài chức năng hiển thị giờ, phút và giây được gọi là “ Các chức năng bổ sung “. Các đồng hồ phức tạp nhất là các đồng hồ ghi lịch và loại ít phức tạp nhất là các đồng hồ chỉ hiển thị ngày tháng. Cũng có các đồng hồ ghi thời gian được trang bị các kim giây trung tâm để có thể chạy, dừng hay quay về không khi sử dụng một hoặc hai nút đẩy ở bên cạnh đồng hồ. Các chức năng bổ sung khác bao gồm thang giờ thứ hai, báo thức, chu kỳ trăng, điểm chuông định kỳ, lịch vạn niên, v..v.. .
2- Tuổi thọ pin của đồng hồ đeo tay là bao lâu ?
Thường vào khoảng từ hai đến năm năm, tùy thuộc vào loại đồng hồ, kích thước đồng hồ và dung lượng điện năng cần thiết để chạy các chức năng khác nhau. Ví dụ một đồng hồ ghi thời gian ( chronograph ) sẽ tiêu hao pin nhiều hơn so với một đồng hồ đeo tay thông thường chỉ hiển thị giờ và phút.
Một số loại đồng hồ có đặc biệt là có khả năng hiển thị cho biết mức nguồn : khi kim giây nhảy năm giây một lần báo hiệu là lúc đồng hồ cần được thay pin. Về lý thuyết, pin lithium-iot có tuổi thọ tối đa lên đến mười năm.
3- Vì sao đồng hồ này lại đắt hơn nhiều so với đồng hồ khác ?
Đồng hồ tốt trước hết là phải cuốn hút.
Nhìn chung, đồng hồ cơ về mặt máy móc sẽ đắt hơn đồng hồ quartz. Thêm vào đó là một loạt yếu tố xác định giá trị của đồng hồ.
Về máy, có thể nói rằng ngay cả ở những mẫu mã rẻ, bộ phận này được thiết kế cẩn thận và các yếu tố chức năng tận dụng được những công nghệ mới nhất, kinh tế nằm ở chính những bộ phận không thuộc về chức năng máy. Ở những đồng hồ được thiết kế cẩn thận, tất cả các bộ phận kể cả bộ phận chức năng hay không đều được hoàn tất với một sự chăm chút kỹ lưỡng. Các chi tiết thép được đánh bóng, các mắt dây đeo được trang trí và mài dũa, tất cả các bộ phận đều có chất lượng tuyệt hảo và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt; nói tóm lại, tiêu chuẩn sản xuất là rất cao.
Vật liệu vỏ đồng hồ có nhiều loại : nhựa, nhựa tổng hợp, thép không gỉ, kim loại thường (thường là đồng), vàng, mạ vàng và kim loại quý. Kiểm tra mặt sau của vỏ đồng hồ hoặc những tài liệu đi kèm với đồng hồ để biết thêm thông tin về chất liệu đồng hồ. Các hợp chất nhựa và nhựa tổng hợp nhìn chung không đắt và thường tìm thấy ở các loại đồng hồ thời trang hoặc thể thao. Thép không gỉ không phải là kim loại quý và được sử dụng phổ biến trong các loại đồng hồ thể thao.
Giá của các loại đồng hồ mạ vàng phụ thuộc vào karat vàng (ví dụ 14 karat hay 18 karat) và độ dày của lớp mạ đo bằng micron. Lớp mạ vàng có thể dày từ 12-30 micron hoặc hơn. Các kim loại quý sử dụng cho vỏ đồng hồ phong phú từ vàng, bạc, cho đến đến bạch kim, ở những dòng đồng hồ cao cấp.
Mặt kính đồng hồ cũng có các loại khác nhau nhưng chỉ trong số lượng hạn chế. Nhìn chung, mặt kính đồng hồ được thiết kế để bảo vệ mặt của đồng hồ, có thể bằng nhựa, thủy tinh, hoặc sapphire nhân tạo. Nhựa được sử dụng phần lớn ở các loại đồng hồ giá thấp, đồng hồ sản xuất đại trà. Mặt kính vô cơ được dùng phổ biến hơn và có độ cứng hơn. Mặt sapphire, đắt hơn mặt kính vô cơ, không những cứng hơn mà còn có chức năng chống xước.
Dây đồng hồ cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của một chiếc đồng hồ. Bên cạnh dây nhựa và cao su, dây da và kim loại ảnh hưởng rất lớn đến trị giá của đồng hồ. Dây da có giá từ 10 – 100 $ đối với các loại da được xử lý đặc biệt hoặc quý hiếm. Tương tự, các dây đeo kim loại cũng phân loại từ kim loại thường, kim loại quý cho đến vonfam hay titan được chế tạo đặc biệt.
Ngày nay thị trường mang tính cạnh tranh cao ở chỗ chất lượng của đồng hồ được đẩy lên cao, một xu hướng mà trong đó các dòng đồng hồ không ngừng được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của các khách hàng.
4- Loại đá nào được dùng trong máy đồng hồ ?
Các loại đá là sapphire hoặc rubi nhân tạo đã được mài, và đánh bóng để chịu được các tác động trong đồng hồ, giảm thiểu sự cọ sát đối với các bộ phận chuyển động ở mức tối thiểu.
Nhìn chung, có thể nói một đồng hồ cơ đơn giản (bao gồm kim giờ, kim phút, và kim giây) có thể gắn ít nhất 15 viên đá trên mặt tùy vào sự tính toán về cọ sát. Nó phải được đi kèm với hệ thống chống va đập, lò xo cân bằng chất lượng tốt và lò xo không vỡ.
5- Bezel một hướng là gì ?
Bezel (vòng trên cùng của vỏ đồng hồ) thường để bổ sung một vài thông tin và có thể chuyển động cả hai phía để thực hiện một số chức năng. Bezel một hướng chỉ có thể bị đẩy về một hướng nhằm tránh những lỗi về điều chỉnh. Nó đặc biệt quan trọng khi được sử dụng để tính số lần lặn do ngay cả khi bezel bị va đập hoặc dịch chuyển nó cũng có thể dễ dàng cho thợ lặn biết thời gian lặn còn ít hay nhiều.
6- “T Swiss Made T” hay “Swiss T 25” nghĩa là gì ?
Để đồng hồ có thể nhìn được trong bóng tối, vật liệu phát quang được bôi lên vạch chỉ thời gian và kim đồng hồ. Nhìn chung, sự phát quang hoặc là loại phát sáng quang hóa (được xác định bởi sự phát quang) hay loại phát sáng phóng xạ (xác định bởi tính phóng xạ của vật liệu).
Đồng hồ có tính năng phát quang phóng xạ thường được thiết kế dùng cho các mục đích đặc biệt như đồng hồ quân sự, đồng hồ cho thợ lặn chuyên nghiệp vv… Trong trường hợp này, vật liệu phát quang phóng xạ được sử dụng phải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt ISO 3157 chỉ cho phép 2 loại chất phát quang được sử dụng là tritium (3H) và promethium (147 Pm). Cần chú ý rằng những chất phát quang này phát sáng với mức năng lượng thấp.
Tiêu chuẩn ISO 3157 cho phép việc đánh dấu tùy ý đối với các loại đồng hồ phát quang ít hơn mức tiêu chuẩn. Có thể đánh dấu lên mặt đồng hồ như sau:
Chất phát quang từ tritium: T
Chất phát quang từ promethium : Pm
Đồng hồ có giá trị cao như đồng hồ lặn phải được ký hiệu như sau :
Chất phát quang từ tritium : T 25
Chất phát quang từ promethium : Pm 0,5
Chỉ dẫn « T Swiss made T » nghĩa là đồng hồ Thụy Sỹ có một hàm lượng tritium nhất định phát quang ít hơn 227 MBq (7,5 mCi). Chỉ dẫn « Swiss T<25 » nghĩa là đồng hồ Thụy Sỹ có chứa một hàm lượng tritium phát quang ít hơn 925 MBq (25mCi).
Phần lớn đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng loại chất phát sáng quang hóa. Một vài trong số đó được đánh dấu tùy ý « L Swiss Made L » để chỉ dẫn.
Phương pháp bảo quản đồng hồ
• Đối với các đồng hồ dùng năng lượng thạch anh (Quartz), hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính, hoặc điện thoại di động. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho pin của đồng hồ sẽ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.
• Đối với các đồng hồ sử dụng bộ máy tự động (Automatic movement) hoặc lên dây (Handwinding movement), thì việc chỉnh giờ, lịch hay lên dây tránh thực hiện trong khoảng thời gian từ 15 giờ - 21giờ hàng ngày. Bởi nếu thực hiện các thao tác trên trong khoảng thời gian này sẽ gây hư hại ngoài ý muốn cho hệ thống bánh xe của đồng hồ.
• Đối với các đồng hồ có chức năng đo thời gian thể thao (Chronograph), nên hạn chế sử dụng kim đo thể thao (Chronograph hand) thường xuyên, vì nếu sử dụng chức năng này liên tục (do sơ ý hoặc ngoài ý muốn) sẽ khiến cho pin của đồng hồ nhanh hết, bộ phận đếm và chia thời gian (split time) bị loạn chức năng. Các chức năng khác như: Báo thức (có ở đồng hồ Swatch Touch Alarm, hay đồng hồ Jacques Lemans dòng Harmony of Time mã số 1-1046A) hoặc đồng hồ có đèn (có ở đồng hồ Swatch Touch Loomi) thì cũng nên hạn chế việc sử dụng quá nhiều và liên tục các chức năng kể trên.
• Không nên thử độ cứng và chống xước của kính đồng hồ (Sapphire glass) bằng các vật có tính chất cứng hơn sapphire như dao cắt kính, kim cương… vì như vậy sẽ làm hư hại kính đồng hồ.
• Lưu ý đóng chặt núm điều chỉnh của đồng hồ sao khi chỉnh giờ hoặc lịch, để tránh nước có thể thẩm thấu vào bên trong đồng hồ. Việc thường xuyên đeo đồng hồ trong khi tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng khiến khả năng chống thấm nước của đồng hồ bị suy giảm.
• Luôn đảm bảo có đủ năng lượng cho bộ máy của đồng hồ, thay pin định kỳ và đúng chủng loại pin tại các Trung tâm Bảo hành Sửa chữa có ủy quyền của hãng Swatch và Jacques Lemans. Việc thực hiện thay pin cho đồng hồ Swatch và Jacques Lemans không phải là Trung tâm Bảo hành Sửa chữa có ủy quyền của hãng Swatch và Jacques Lemans sẽ có thể dẫn đến việc đồng hồ có những hư hại như: nước vào, đồng hồ ngưng hoạt động, chạy sai giờ.
0 nhận xét:
Post a Comment