Thay vì lợp mái tôn, bạn trồng cây trên sân thượng vừa làm mát nhà vừa có nơi thư giãn. Chi phí chống thấm và phủ xanh bình quân 600.000 đồng một m2.
Dù Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều con đường cây xanh rợp bóng mát nhưng số công viên, vườn cây công cộng lại rất ít. Chỉ số Thành phố Xanh Châu Á của tổ chức Nghiên cứu Kinh tế (EIU) cho thấy, diện tích cây xanh trên đầu người tại Việt Nam rất thấp (Hà Nội: 1 m2 mỗi người, Sài Gòn: 0,7 m2). Trong khi đó, chỉ số tương tự ở HongKong là 105,3 m2 một người, tại Singapore là 60 m2, Kuala Lumpur 43,9 m2 một người.
Gần đây nhiều gia đình quan tâm tới việc trồng cây xanh ở mặt tiền của nhà, trồng rau trên sân thượng, không ít lo lắng về vấn đề chống thấm, việc lựa chọn cây và chi phí. Các giải pháp khắc phục chủ yếu do tự mày mò, làm theo kiểu manh mún. Trên thực tế, chi phí cho chống thấm và làm mái xanh khoảng 600.000-700.000 đồng một m2, ngang với chi phí hệ thống khung thép lợp tôn chống nóng có diện tích tương đương.
Khoảng 10 năm qua, các ngôi nhà ở đô thị Việt Nam sử dụng phổ biến mái tôn che nắng mưa cho tầng tum, chống nóng cho các tầng dưới.
Hình ảnh tương lai của khu phố cổ Hà Nội nếu các nhà đều trồng cây xanh trên mái.
Mái nhiều khu tập thể lổn nhổn bình nước trông rất mất thẩm mỹ. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Hệ thống các khu chung cư có mặt tiền, mái xanh kết hợp với vườn cây, công viên sẽ đem lại không khí trong lành, giúp con người lạc quan và có nhiều nơi để thư giãn sau giờ làm việc.
Quy trình thi công vườn trên mái:
1. Lớp bê tông chính là sàn bê tông sân thượng của nhà.
2. Lớp sơn chống thấm để nước không ngấm xuống tầng dưới, khoảng 230.000-280.000 đồng một m2.
3. Lớp Drain Cell giúp thoát nước, không gây ngập úng, 350.000-380.000 đồng một m2.
4. Lớp vải địa kỹ thuật ngăn cho tầng đất cát phía trên không rơi xuống lớp thoát nước, 15.000-20.000 đồng một m2.
5. Lớp cát sông ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa.
6. Lớp đất trồng dày hay mỏng tùy theo loại cây trồng (thường theo công thức: 2 phần đất, 2 phần cát sông, 1 phần hỗn hợp tro trấu, xơ dừa đã hoại mục).
7. Lớp cây trồng tùy vào điều kiện khí hậu, ánh sáng và sở thích của gia chủ.
Với ngôi nhà ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội), các KTS Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Trần Thị Hằng đã áp dụng quá trình tạo mái trồng cây để có được vườn rau xanh tốt.
Phần mặt tiền cây xanh kết hợp với mái nhà trồng rau tạo nên khối xanh giữa các ngôi nhà khô cứng. (Xem cả nhà).
Trong Festival Kiến trúc Thế giới 2014, nhà 5 khối phủ cây xanh của KTS Võ Trọng Nghĩa, Masaaki Iwamoto và Kosuke Nishijima được vinh danh ở hạng mục Nhà ở. Phần mái xanh như một tấm cách nhiệt, giúp ngôi nhà luôn trong trạng thái mát mẻ.
Dựa trên ý tưởng những chậu cây xanh, khu nhà tư nhân làm trên diện tích 350 m2 được chia làm 5 lăng trụ. Nhìn từ trên cao, ngôi nhà nổi bật với vườn cây trên mái giữa bạt ngàn các loại mái tôn, thùng nước.
Nhà được xây dựng ở quận Tân Bình, TP HCM, nơi có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngôi nhà nhỏ chen chúc nhau. (Xem cả nhà).
Với các công trình lớn, việc phủ xanh mái tạo ra cảnh quan đẹp và giúp giữ nước, tăng khả năng chống úng ngập.
Tạo mặt tiền cây xanh không tốn công chăm sóc / Trường mầm non xanh mướt cho 500 em nhỏ
Ngôi nhà ở Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế xây trên mặt bằng 360 m2, có kết cấu hình xuyến với mái nhà phủ cỏ.
Ngôi nhà nhìn từ ngoài đường vào nổi bật với màu xanh của cỏ, cây nhỏ trên mái nhà, hàng rào, cây to mọc trong vườn trên nền đá đen.
Cảnh quan của ngôi nhà như một dòng chảy bắt đầu từ sân trong và cuốn theo màu xanh của mái lên phía trên. Điều này làm tăng khả năng kết nối giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Phần mái cỏ uốn lượn mềm mại khiến cho ngôi nhà đá không còn khô cứng.
Không chỉ có phần mái, ngôi nhà còn được bao bọc và xen kẽ bởi rất nhiều cây xanh. Chủ nhà sẽ cảm nhận được sự thay đổi các mùa khi nhìn ra vườn và thấy mình trở nên gần gũi với thiên nhiên. (Xem cả nhà).
Nhóm KTS chính Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các KTS Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi... đã đưa ra ý tưởng thiết kế một trường mầm non xanh cho con của các công nhân trong một nhà máy ở Đồng Nai. Nhìn từ trên cao, công trình giống như một thảm cây xanh.
Công trình có thiết kế hình xuyến kết nối mái nhà với sân chơi tạo nên một màu xanh trải dài.
Trên mái nhà, các thầy cô, phụ huynh có thể tham gia trồng các loại cây xanh, rau sạch tăng thêm chất lượng cho bữa ăn của trẻ.
Do đây là nhà trẻ dành cho con của công nhân nên cần được xây dựng và vận hành với chi phí thấp. Không chỉ vậy, các kiến trúc sư cũng đã đưa ra giải pháp phù hợp với tâm lý của trẻ và đảm bảo an toàn cho lứa tuổi tinh nghịch. (Xem cả công trình).
Ban Mai
Ảnh: Hiroyuki Oki
Tág: Giường tầng trẻ em, Cỏ nhân tạo, Công ty vệ sinh HOàn Mỹ
Dù Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều con đường cây xanh rợp bóng mát nhưng số công viên, vườn cây công cộng lại rất ít. Chỉ số Thành phố Xanh Châu Á của tổ chức Nghiên cứu Kinh tế (EIU) cho thấy, diện tích cây xanh trên đầu người tại Việt Nam rất thấp (Hà Nội: 1 m2 mỗi người, Sài Gòn: 0,7 m2). Trong khi đó, chỉ số tương tự ở HongKong là 105,3 m2 một người, tại Singapore là 60 m2, Kuala Lumpur 43,9 m2 một người.
Gần đây nhiều gia đình quan tâm tới việc trồng cây xanh ở mặt tiền của nhà, trồng rau trên sân thượng, không ít lo lắng về vấn đề chống thấm, việc lựa chọn cây và chi phí. Các giải pháp khắc phục chủ yếu do tự mày mò, làm theo kiểu manh mún. Trên thực tế, chi phí cho chống thấm và làm mái xanh khoảng 600.000-700.000 đồng một m2, ngang với chi phí hệ thống khung thép lợp tôn chống nóng có diện tích tương đương.
Khoảng 10 năm qua, các ngôi nhà ở đô thị Việt Nam sử dụng phổ biến mái tôn che nắng mưa cho tầng tum, chống nóng cho các tầng dưới.
Hình ảnh tương lai của khu phố cổ Hà Nội nếu các nhà đều trồng cây xanh trên mái.
Mái nhiều khu tập thể lổn nhổn bình nước trông rất mất thẩm mỹ. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Hệ thống các khu chung cư có mặt tiền, mái xanh kết hợp với vườn cây, công viên sẽ đem lại không khí trong lành, giúp con người lạc quan và có nhiều nơi để thư giãn sau giờ làm việc.
Quy trình thi công vườn trên mái:
1. Lớp bê tông chính là sàn bê tông sân thượng của nhà.
2. Lớp sơn chống thấm để nước không ngấm xuống tầng dưới, khoảng 230.000-280.000 đồng một m2.
3. Lớp Drain Cell giúp thoát nước, không gây ngập úng, 350.000-380.000 đồng một m2.
4. Lớp vải địa kỹ thuật ngăn cho tầng đất cát phía trên không rơi xuống lớp thoát nước, 15.000-20.000 đồng một m2.
5. Lớp cát sông ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa.
6. Lớp đất trồng dày hay mỏng tùy theo loại cây trồng (thường theo công thức: 2 phần đất, 2 phần cát sông, 1 phần hỗn hợp tro trấu, xơ dừa đã hoại mục).
7. Lớp cây trồng tùy vào điều kiện khí hậu, ánh sáng và sở thích của gia chủ.
Với ngôi nhà ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội), các KTS Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Trần Thị Hằng đã áp dụng quá trình tạo mái trồng cây để có được vườn rau xanh tốt.
Phần mặt tiền cây xanh kết hợp với mái nhà trồng rau tạo nên khối xanh giữa các ngôi nhà khô cứng. (Xem cả nhà).
Trong Festival Kiến trúc Thế giới 2014, nhà 5 khối phủ cây xanh của KTS Võ Trọng Nghĩa, Masaaki Iwamoto và Kosuke Nishijima được vinh danh ở hạng mục Nhà ở. Phần mái xanh như một tấm cách nhiệt, giúp ngôi nhà luôn trong trạng thái mát mẻ.
Dựa trên ý tưởng những chậu cây xanh, khu nhà tư nhân làm trên diện tích 350 m2 được chia làm 5 lăng trụ. Nhìn từ trên cao, ngôi nhà nổi bật với vườn cây trên mái giữa bạt ngàn các loại mái tôn, thùng nước.
Nhà được xây dựng ở quận Tân Bình, TP HCM, nơi có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngôi nhà nhỏ chen chúc nhau. (Xem cả nhà).
Với các công trình lớn, việc phủ xanh mái tạo ra cảnh quan đẹp và giúp giữ nước, tăng khả năng chống úng ngập.
Tạo mặt tiền cây xanh không tốn công chăm sóc / Trường mầm non xanh mướt cho 500 em nhỏ
Ngôi nhà ở Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế xây trên mặt bằng 360 m2, có kết cấu hình xuyến với mái nhà phủ cỏ.
Ngôi nhà nhìn từ ngoài đường vào nổi bật với màu xanh của cỏ, cây nhỏ trên mái nhà, hàng rào, cây to mọc trong vườn trên nền đá đen.
Cảnh quan của ngôi nhà như một dòng chảy bắt đầu từ sân trong và cuốn theo màu xanh của mái lên phía trên. Điều này làm tăng khả năng kết nối giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Phần mái cỏ uốn lượn mềm mại khiến cho ngôi nhà đá không còn khô cứng.
Không chỉ có phần mái, ngôi nhà còn được bao bọc và xen kẽ bởi rất nhiều cây xanh. Chủ nhà sẽ cảm nhận được sự thay đổi các mùa khi nhìn ra vườn và thấy mình trở nên gần gũi với thiên nhiên. (Xem cả nhà).
Nhóm KTS chính Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các KTS Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi... đã đưa ra ý tưởng thiết kế một trường mầm non xanh cho con của các công nhân trong một nhà máy ở Đồng Nai. Nhìn từ trên cao, công trình giống như một thảm cây xanh.
Công trình có thiết kế hình xuyến kết nối mái nhà với sân chơi tạo nên một màu xanh trải dài.
Trên mái nhà, các thầy cô, phụ huynh có thể tham gia trồng các loại cây xanh, rau sạch tăng thêm chất lượng cho bữa ăn của trẻ.
Do đây là nhà trẻ dành cho con của công nhân nên cần được xây dựng và vận hành với chi phí thấp. Không chỉ vậy, các kiến trúc sư cũng đã đưa ra giải pháp phù hợp với tâm lý của trẻ và đảm bảo an toàn cho lứa tuổi tinh nghịch. (Xem cả công trình).
Ban Mai
Ảnh: Hiroyuki Oki
Tág: Giường tầng trẻ em, Cỏ nhân tạo, Công ty vệ sinh HOàn Mỹ
0 nhận xét:
Post a Comment