Hội chợ thu hút khoảng 250 doanh nghiệp chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội và nhiều địa phương tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Ban tổ chức cho biết, có khoảng 500 nhà nhập khẩu quốc tế sẽ tham quan Hội chợ để tìm cơ hội hợp tác đầu tư.
Tại Hội chợ, các sản phẩm trang trí nội thất, đồ phong thủy chiếm số lượng áp đảo và gây được sự chú ý của khách tham quan. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này khá lớn, trong khi nguyên liệu sản xuất đơn giản, sẵn có tại mỗi địa phương.
Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đang bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng
Chị Nguyễn Thị Lan, đại diện Công ty Nhật Thắng tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đơn vị có gian trưng bày khá lớn, với rất nhiều mẫu mã tại Hội chợ cho biết, các sản phẩm của Công ty chủ yếu được làm từ nội thất gỗ như mây, tre, lục bình (cây bèo tây), trong đó, sản phẩm dùng để trưng bày trong nhà như một tác phẩm nghệ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, chị Lan cho biết, thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là xuất khẩu, chứ không bán trong nước.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, việc tiêu thụ các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tham gia Hội chợ lần này, chị Lan hy vọng, Công ty sẽ tìm kiếm được nhiều đối tác mới, bởi theo giới thiệu của Ban tổ chức, sẽ có nhiều nhà nhập khẩu quốc tế tham quan hội chợ và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Anh Đỗ Hùng Chiêu, Giám đốc CTCP Sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy (huyện Thường Tín, Hà Nội), doanh nghiệp chuyên sản xuất các đồ sơn mài như tranh, lọ trang trí và các loại đồ dùng sơn mài có chất liệu từ gốm sứ, mây tre cho biết, tại các nước Á Đông, việc dùng đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ phong thủy để trang trí nhà cửa khá phổ biến. Các món đồ thủ công đơn giản, nhưng nếu được đặt đúng vị trí, món đồ có thể khiến cho ngôi nhà có một diện mạo mới, sang trọng hơn hoặc giúp chủ nhân yên tâm hơn trong làm ăn kinh doanh.
Tại thị trường trong nước, việc sử dụng đồ mỹ nghệ, đồ phong thủy trang trí cho ngôi nhà cũng được nhiều chủ nhân chú trọng và được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng, việc tiêu thụ các sản phẩm này tại thị trường trong nước rất chậm, lại bị cạnh tranh gay gắt, nên phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đều hướng đến xuất khẩu.
Tham gia Hội chợ lần này, anh Chiêu hy vọng, Công ty An Huy sẽ tìm được đối tác nước ngoài, cũng như sẽ nhận được những đơn hàng mới từ các khách hàng trong nước.
Theo quan sát của chúng tôi, tham gia Hội chợ, không chỉ có các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, mà rất nhiều doanh nghiệp chế tác, sản xuất hàng mỹ nghệ của các địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai… cũng có gian hàng trưng bày. Nhiều doanh nghiệp tham gia Hội chợ cho biết, họ không đặt mục tiêu bán được nhiều hàng, mà chỉ muốn giới thiệu sản phẩm của làng nghề, của công ty, tìm kiếm các đối tác nước ngoài và các cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước.
Với khoảng 250 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia Hội chợ, dù chưa phản ánh hết quy mô của ngành nghề thủ công phong phú của Việt Nam, nhưng cũng phản ánh phần nào sự lớn mạnh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ chú trọng xuất khẩu, trong khi tiềm năng thị trường nội địa lớn, chẳng khác nào đi bằng một chân.
Tại Hội chợ, các sản phẩm trang trí nội thất, đồ phong thủy chiếm số lượng áp đảo và gây được sự chú ý của khách tham quan. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này khá lớn, trong khi nguyên liệu sản xuất đơn giản, sẵn có tại mỗi địa phương.
Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đang bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng
Chị Nguyễn Thị Lan, đại diện Công ty Nhật Thắng tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đơn vị có gian trưng bày khá lớn, với rất nhiều mẫu mã tại Hội chợ cho biết, các sản phẩm của Công ty chủ yếu được làm từ nội thất gỗ như mây, tre, lục bình (cây bèo tây), trong đó, sản phẩm dùng để trưng bày trong nhà như một tác phẩm nghệ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, chị Lan cho biết, thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là xuất khẩu, chứ không bán trong nước.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, việc tiêu thụ các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tham gia Hội chợ lần này, chị Lan hy vọng, Công ty sẽ tìm kiếm được nhiều đối tác mới, bởi theo giới thiệu của Ban tổ chức, sẽ có nhiều nhà nhập khẩu quốc tế tham quan hội chợ và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Anh Đỗ Hùng Chiêu, Giám đốc CTCP Sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy (huyện Thường Tín, Hà Nội), doanh nghiệp chuyên sản xuất các đồ sơn mài như tranh, lọ trang trí và các loại đồ dùng sơn mài có chất liệu từ gốm sứ, mây tre cho biết, tại các nước Á Đông, việc dùng đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ phong thủy để trang trí nhà cửa khá phổ biến. Các món đồ thủ công đơn giản, nhưng nếu được đặt đúng vị trí, món đồ có thể khiến cho ngôi nhà có một diện mạo mới, sang trọng hơn hoặc giúp chủ nhân yên tâm hơn trong làm ăn kinh doanh.
Tại thị trường trong nước, việc sử dụng đồ mỹ nghệ, đồ phong thủy trang trí cho ngôi nhà cũng được nhiều chủ nhân chú trọng và được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng, việc tiêu thụ các sản phẩm này tại thị trường trong nước rất chậm, lại bị cạnh tranh gay gắt, nên phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đều hướng đến xuất khẩu.
Tham gia Hội chợ lần này, anh Chiêu hy vọng, Công ty An Huy sẽ tìm được đối tác nước ngoài, cũng như sẽ nhận được những đơn hàng mới từ các khách hàng trong nước.
Theo quan sát của chúng tôi, tham gia Hội chợ, không chỉ có các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, mà rất nhiều doanh nghiệp chế tác, sản xuất hàng mỹ nghệ của các địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai… cũng có gian hàng trưng bày. Nhiều doanh nghiệp tham gia Hội chợ cho biết, họ không đặt mục tiêu bán được nhiều hàng, mà chỉ muốn giới thiệu sản phẩm của làng nghề, của công ty, tìm kiếm các đối tác nước ngoài và các cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước.
Với khoảng 250 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia Hội chợ, dù chưa phản ánh hết quy mô của ngành nghề thủ công phong phú của Việt Nam, nhưng cũng phản ánh phần nào sự lớn mạnh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ chú trọng xuất khẩu, trong khi tiềm năng thị trường nội địa lớn, chẳng khác nào đi bằng một chân.
Source: Internet
0 nhận xét:
Post a Comment