Home » , » Bước 8: Giai đoạn hoàn thiện công trình

Bước 8: Giai đoạn hoàn thiện công trình

Bước 8: Giai đoạn hoàn thiện công trình xây dựng

Hôm nay, kinhnghiemxaynhadep.com sẽ tiếp tục chia xẻ với quý độc giả “Bước 8: Giai đoạn hoàn thiện công trình xây dựng” nằm trong chuỗi bài viết về Kinh nghiệm xây nhà đẹp mà ad đã sưu tầm và chia xẻ. Huy vọng chuỗi bài viết sẽ cung cấp được những thông tin giá trị cho Quý độc giả.
- Kết thúc phần khung nhà (phần thô hay phần thân nhà), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện căn nhà, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.
- Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét… Đây cũng là công việc của các nhà thầu, Đội thi công và Giám sát công trình, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:
 + Công tác trát tường, láng sàn: cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Ở các diện tường, trần, sàn tiếp xúc nhiều với nước, không khí ẩm như tường bao ngoài trời, tường giáp vệ sinh, bếp, tiểu cảnh, sàn nhà tầng 1… nên trộn sử dụng với chống thấm. Sau khi trát, láng vữa xong cần cán thẳng. Khách hàng phải kiểm tra độ phẳng cũng như chất lượng của vữa xi măng trước khi bắt đầu các công tác sơn bả.
 + Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả và quan trọng hơn là phải chú đến độ xuôi thoát nước của nền gạch..
Giai đoạn hoàn thiện công trình nhà ở
Thi công hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp
  + Công tác sơn bả là một công đoạn đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại, nhãn hiệu sơn trang trí khác nhau, xét về tính dung môi có thể chia làm hai loại: sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Sơn nước được sủ dụng phổ biến hơn với ưu điểm tiện dụng và không gây độc hại cho sức khoẻ và môi trường, màng sơn cho phép lượng hơi ẩm nhất định bên trong tường thoát ra ngoài mà không gây phồng rộp. Trong khi đó sơn dầu chủ yếu dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Xét về chức năng sử dụng chia làm hai loại: sơn trong nhà có đặc tính khả năng chùi rửa, vệ sinh, bề mặt nhà mịn còn sơn ngoài trời có đặc tính chống rêu mốc, chống bám bụi, chống thấm và bền màu. Hệ thống sơn trang trí bao gồm 03 lớp: lớp ma-tít làm phẳng bề mặt cần sơn, cần lưu ý chọn loại bột bả tường tốt có độ bám dính cao vì chất lượng sơn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lớp này. Thứ hai là lớp sơn lót giúp ngăn chất kiềm trong tường thoát ra ngoài làm hỏng màng sơn, cuối cùng là lớp sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí.
 + Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này, ví dụ như hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện…
“Kết nối giá trị - Nâng tầm ước mơ” cùng chia xẻ Kinh nghiệm xây nhà đẹp
(Bài viết: Sưu tầm)

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Home | Nhà đẹp | Trần Thạch Cao | Đá Granic | Sơn nhà| Rao Vặt | Email| ô tô | Call phone: +84987002345 | ATLĐ | Feed | Youtube | Facebook | Twitter | Google+ | Login | Register |