Home » , » Đồ án Loa thành 2014 - Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hà Nội

Đồ án Loa thành 2014 - Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hà Nội

Đồ án Loa thành 2014 - Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hà Nội

Với mục đích giúp cho những người khuyết tật có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng, sinh viên Trịnh Bá Thịnh, Trường Đại học Chu Văn An đã thiết kế “Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hà Nội”. Trung tâm sẽ có vị trí thuận lợi về giao thông, dễ đến cho người khuyết tật. Gần những nơi có công viên, cây xanh, đường đi dạo. Gần các trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, gần trung tâm chăm sóc sức khoẻ…

Thông tin đồ án:

Tên đồ án: Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hà Nội
Sinh viên: Trịnh Bá Thịnh
Trường: Đại học Chu Văn An
Giáo viên hướng dẫn: TS. KTS Nguyễn Văn Giới
Diện tích khu đất: 53 000 m2
Diện tích xây dựng: 17800 m2
Tổng hợp nhu cầu xây dựng trung tâm:
Bảo vệ: 30 m2
Giao thông sân vườn: 4000 m2
Bãi để xe phục vụ tối đa 1 ngày 400 người là 1700 m2

* Nhà ở để bảo đảm cho NKT sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên:

- Có vị trí thuận lợi về giao thông, dễ đến cho NKT.
- Gần những nơi có công viên, cây xanh, đường đi dạo.
- Gần các trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, gần trung tâm chăm sóc sức khỏe.

- Trong các khu ở, thiết kế đường và hè thuận lợi cho NKT sử dụng. Tất cả lối vào nhà ở phải làm đường dốc, vệt dốc lên vỉa hè cho xe lăn của NKT.
- Trong khu nhà ở phải có biển báo, biển chỉ dẫn cho NKT.

* Bãi để xe và điểm chờ xe:

- Bãi để xe phải bố trí chỗ để xe cho NKT, cứ 100 xe thì phải có 2 đến 3 chỗ để xe cho NKT. Chỗ để xe cho NKT phải được đặt ngay tại đường dốc hoặc lối ra vào của ngôi nhà và phải có biển báo hoặc chỉ dẫn.
- Bên cạnh chỗ đỗ xe phải có khoảng không gian thông thủy để NKT đi xe lăn lên và xuống. Chiều rộng từ 0,9m đến 1,2m, với xe buýt chiều rộng phải là 2,5m.
- Tại các điểm chờ xe phải thiết kế vệt dốc hay đường dốc bảo đảm cho NKT đến được các phương tiện giao thông và phải được chiếu sáng tối thiểu là 54lux và có mái che.

- Khi thiết kế đường dốc ở lối ra vào nhà ở, phải bảo đảm NKT không gặp sự thay đổi đột ngột về độ cao, nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc và đường dốc này phải bảo đảm phẳng, không gồ ghề, có độ nhám. Chiều rộng của đường không được nhỏ hơn 1m. Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn. Đường dốc cho người khiếm thị có lan can phụ làm thấp, có tấm lát dẫn hướng và đánh dấu vị trí dẫn tới đỉnh của đường dốc, chiếu nghỉ, chiếu đợi.
- Nếu không thể thiết kế đường dốc thì phải thiết kế lối ra vào có bậc thuận tiện cho người đi lại khó khăn như người chống nạng, chống gậy và người khiếm thị, lối ra vào có bậc phải bảo đảm những yêu cầu sau: chiều cao bậc cho phép từ 0,1m đến 0,16m, bề rộng bậc cho phép 0,25m đến 0,4m, không dùng bậc thang hở, phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng. Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì phải bố trí tay vịn.


* Sảnh:

- Sảnh phải có kích thước đủ rộng để xe lăn dịch chuyển, đường kính 1,3m. Tiền sảnh tối thiểu rộng 2,3m x 2,5m. Kích thước giữa hai lớp cửa là 2,5m.
- Nhà chung cư phải có biển báo, biển chỉ dẫn cho NKT ở sảnh.

* Hành lang, lối đi:

- Chiều rộng thông thủy của hành lang được lấy như sau: Nếu một xe lăn đi qua, không nhỏ hơn 1m. Nếu một xe lăn đi qua và một người đi ngược chiều, không nhỏ hơn 1,5m. Hai xe lăn đi qua, không nhỏ hơn 1,8m.
- Tại chỗ hành lang đổi hướng thì hành lang phải rộng 0,9m và nếu có cửa thì phải rộng 1,2m. Phải bố trí tay vịn ở hai bên hành lang ở độ cao 0,9m. Góc quay ở những chỗ rẽ nên là mặt tường vòng cung hoặc mặt tường vuông góc.

* Cầu thang, bậc lên xuống:

- Trong nhà chung cư được quy định như sau: không dùng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc, chiều rộng cầu thang không nên nhỏ hơn 1,2m. Mặt bậc thang phải không trơn trượt và không làm mũi bậc có hình vuông. Không dùng cầu thang loại bậc hở. Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1,8m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 0,8m. Khoảng cách giữa mặt trên tay vịn với mặt bậc thang đầu tiên và mặt dốc phía cuối không được lớn hơn 1m theo chiều thẳng đứng. Nếu nhà ở không có thang máy, phải có hệ thống nâng hoặc hạ xuống bằng các thiết bị chuyên dụng gắn vào lan can hoặc ròng rọc. Hai bên cầu thang đặt tay vịn cao 0,9m…

* Thang máy:

Thang máy là giải pháp giao thông chiều thẳng đứng tốt nhất cho người khuyết tật (NKT). Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không quá 1,2m và không thấp hơn 0,9m tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự hoặc tín hiệu cảm nhận được từ xúc giác và hệ thống chữ nổi Brain dành cho người khiếm thị. Nút điều khiển trước cửa buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không quá 1,2m và không thấp hơn 0,9m so với mặt sàn. Các nút điều khiển đặt ở mặt tường bên, cách mặt tường liền kề 0,3m đến 0,5m. Các ký tự nổi và hệ chữ Brain được đặt ngay bên trái nút mà chúng ký hiệu.

* Lối thoát nạn:

Trong nhà ở nhất thiết phải có lối thoát nạn cho NKT khi gặp sự cố. Trên đường thoát nạn phải có chỗ dành cho NKT ở cùng một độ cao và đầu đường thoát nạn phải có cầu thang bộ.


* Cửa đi:

- Cửa đi trong nhà ở thiết kế bảo đảm cho NKT sử dụng, không gây cản trở nguy hiểm, dễ đóng mở và phải được bố trí ở những nơi đi lại thuận tiện và an toàn.
- Với loại cửa đóng mở tự động cũng phải bảo đảm chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 0,8m. Trên các cửa tự động phải có biển chỉ dẫn, đồng thời có bề mặt tiếp xúc ở cả hai mặt cửa để báo hiệu và có tín hiệu âm thanh báo khi đã đi qua cửa cho những người khiếm thị.

- Các phụ kiện của cửa như tay nắm, tay kéo, ổ khóa, khóa và những chi tiết khác trên cửa cần bảo đảm cho NKT sử dụng. Những phụ kiện này được lắp đặt ở độ cao cách mặt sàn hay mặt đất từ 0,8m đến 1,2m. Đối với loại cửa trượt, các phụ kiện cửa phải sử dụng được từ cả hai phía.

- Cửa ra vào để người khiếm thị sử dụng, điểm khởi đầu và điểm kết thúc của bậc thềm và trước cửa thang máy, nên lát tấm lát có cảm giác để nhắc nhở.

* Cửa sổ, ban công, logia

- Cửa sổ thiết kế phải bảo đảm an toàn cho NKT. Chiều rộng cửa sổ không nhỏ hơn 1,2m. Bậu cửa sổ đặt ở độ cao cách mặt sàn không lớn hơn 0,7m.
- Cửa sổ trong các buồng, phòng phải bố trí để người ngồi xe lăn có thể quan sát ra bên ngoài một cách thoải mái. Góc nhìn khi ngồi xe lăn giới hạn từ 27o đến 30o.
- Ban công và logia trong nhà phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,4m để xe lăn có thể quay được. Chiều cao lan can tại ban công, logia không nhỏ hơn 1m.

* Tay vịn

Tay vịn phải dễ nắm và được liên kết chắc chắn với tường. Nên dùng tay vịn tròn đường kính từ 25mm đến 50mm và được lắp đặt ở độ cao 0,9m so với mặt sàn. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn đến tay vịn là 0,75m.

* Vệ sinh:

- Kích thước không gian thông thủy của phòng vệ sinh cho người khuyết tật không được nhỏ hơn 1500m x 1400mm đới với cửa mở ra ngoài và 1800 x 1400 đối với cửa mở vào trong

- Phải được lắp bệ xí có chiều cao cách mặt sàn 400mm- 450mm khoảng cách từ phía trc phái sau bệ xí k được nhỏ hơn 700.

-Tường trên xung qoanh bệ xí phải được lắp đặt tay vịn an toàn

- Hộp đựng giấy cách mép trước của bệ xí từ 180mm-230mm cách mặt sàn 400mm-1200mm

- Độ cao bồn tiểu không đc cách mặt sàn lớn hơn 400mm.Khu bồn tiểu cũng phải có tay vịn cho người khuyết tật sử dụng

- Chậu rửa không được cao hơn 800mmtinhs từ mép trên chậu rửa tới mặt sàn

- Phòng tắm đảm bảo cửa mở ra ngoài kích thước 1200x800mm kết hợp với các thiết bị đi kèm

Trung tâm sẽ giúp cho người khuyết tật có môi trường sống thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt và giúp họ không còn cảm thấy những mặc cảm trong cuộc sống.

Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:
Đọc thêm »

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Home | Nhà đẹp | Trần Thạch Cao | Đá Granic | Sơn nhà| Rao Vặt | Email| ô tô | Call phone: +84987002345 | ATLĐ | Feed | Youtube | Facebook | Twitter | Google+ | Login | Register |