Trong thời đại công nghiệp là máy móc cơ khí với hệ thống liên hoàn hoạt động đồng bộ. Quản lý một tổ chức kinh doanh được quan niệm như việc vận hành một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất, vai trò của người lao động là những bánh xe, đinh ốc. Từ đó, tư duy lý và cơ giới thống trị trong quản lý. Người ta cố gắng chính xác hoá, lượng hoá hoạt động quản lý thành những con số, những phương trình. Quá trình ra quyết định là giải pháp các bài toán với các biến số xác định. Các mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản suất-kinh doanh bị hạn chế trong những biện pháp phi nhân bản , quan liêu, dẫn đến nhiễu loạn, kém hiệu quả. Từ tình hình đó, hình thành phương thức quản lý mới với những nguyên tắc ràng buộc tinh tế hơn, nghệ thuật hơn và nhân đạo hơn hướng vào việc khai thác tiềm năng sáng tạo của nhà quản lý và người lao động, đề cao những giá trị cổ truyền về tình thương, nhân cách và sự hoà hợp trong lao động. Đó là cơ sở cho các thuyết hướng mạnh vào con người vào các yếu tố văn hoá. Do vậy thuyết Z là một ví dụ minh chứng cho điều này. Với đề tài: "Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng vào quản lý doanh nghiệp của nước ta". Em sẽ được hiểu rõ hơn về cách quản lý nói chung và về thuyết Z nói riêng.
Vì điều kiện thời gian và vốn hiểu biết có hạn nên trong bài viết còn nhiều sai sót và chưa sát thực xin được góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Download:
0 nhận xét:
Post a Comment